Sức Khỏe

Polyp trực tràng là gì? Tìm hiểu về căn bệnh Polyp trực tràng

Polyp đại trực tràng là căn bệnh phổ biến, chủ yếu xảy ra ở người lớn (30-50%). Polyp trực tràng có thể dẫn tới ung thư, vô cùng nguy hiểm. Do đó, mọi người cần lưu ý những thông tin về căn bệnh này để kịp thời phòng ngừa cũng như điều trị. Polyp trực tràng là gì? Hãy tham khảo bài viết sau đây.

Polyp trực tràng là gì? Tìm hiểu về căn bệnh Polyp trực tràng

Các loại Polyp trực tràng

Một số loại polyp phổ biến xảy ra ở nhiều đối tượng là polyp tăng sản và polyp tuyến. Ngoài ra còn một số loại polyp khác nhưng hiếm gặp hơn.

Polyp tăng sản: Đây là loại polyp nhỏ, nằm cuối ở trực tràng và đại tràng. Loại polyp này lành tính và có thể cắt bỏ, không nguy hiểm.

Polyp tuyến: Loại polyp này chiếm tới ⅔ trường hợp polyp trực tràng. Hầu hết chúng không phát triển thành ung thư.

Polyp ác tính: Loại polyp này chứa tế bào ung thư. Do đó, việc điều trị phụ thuộc vào mức độ ung thư. Đây là loại polyp nguy hiểm, cần nhanh chóng phát hiện và kịp thời điều trị.

Triệu chứng của bệnh polyp đại tràng là gì?

Bệnh polyp đại tràng là căn bệnh khó phát hiện bởi chúng hầu như không có triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể lưu ý một số triệu chứng điển hình như:

  • Chảy máu trực tràng: Khi đi vệ sinh có thể lẫn máu hoặc một số bệnh như trĩ, táo bón
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện: Người bị polyp có thể có triệu chứng táo bón kéo dài, số lần đi tiểu ít hơn bình thường
  • Màu phân thay đổi: Phân có thể lẫn máu hoặc chuyển sang màu đen
  • Đau bụng, buồn nôn: Polyp trực tràng phát triển lớn có thể cản trở đường ruột của người bệnh, gây cảm giác đau bụng, buồn nôn, ói
  • Thiếu máu: Hiện tượng polyp chảy máu lâu ngày nếu không kiểm soát có thể gây thiếu máu, thiếu sắt để sản xuất hồng cầu. Người bệnh thiếu máu, oxy dẫn tới mệt mỏi, căng thẳng.

Điều trị polyp trực tràng như thế nào?

Để phát hiện bệnh, người bệnh cần nội soi đại tràng để tìm thấy hình ảnh của polyp. Khi phát hiện polyp trực tràng, hầu hết người bệnh phải cắt bỏ polyp. Một số biến chứng sau khi cắt polyp có thể xảy ra là chảy máu, tạo một lỗ thủng trên đại tràng khi cắt bỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ biến chứng này khá ít, chỉ 1/1000 ca phẫu thuật nội soi gặp phải. Hiện tượng chảy máu có thể được kiểm soát bằng cách áp nhiệt.

Phòng ngừa ung thư đại trực tràng như thế nào khi mắc Polyp?

Để phát hiện ung thư, người bệnh được nội soi theo dõi. Theo thống kê, khoảng 25-30% số người phẫu thuật polyp trực tràng sẽ tái phát sau khoảng 3 năm phẫu thuật. Một số polyp do quá nhỏ nên khó có thể xuất hiện trong lần mổ đầu tiên, số khác sẽ dần phát triển.

Do đó, sau khi phẫu thuật, người bệnh vẫn được chỉ định nội soi đại tràng trong một đến năm năm đầu. Khoảng thời gian này còn phụ thuộc vào một số yếu tố như số lượng, kích thước polyp, đặc điểm các mô,…

Về lối sống, người bệnh cần cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống như chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc. Người bệnh cần duy trì trọng lượng cơ thể, tránh tiêu thụ chất kích thích, rượu bia.

Đối với các gia đình có người được chẩn đoán mắc polyp đại tràng cũng nên lưu ý đi khám để xác định xem có bị polyp không, phòng ngừa dẫn tới ung thư.

0/5 (0 Reviews)
Back to top button